Các chế độ điều hòa: Tiết kiệm điện và Tốt cho sức khỏe
Nên sử dụng điều hòa ở chế độ nào là tốt nhất? Tìm hiểu các chế độ điều hòa thông dụng, tiết kiệm điện và tốt cho sức khỏe mà ít người biết.
Điều hòa đang dần là thiết bị không thể thiếu trong gia đình người Việt. Nó được sử dụng phổ biến và dần được thay thế cho các dòng quạt máy thông thường. Tuy nhiên, có rất nhiều tính năng tốt trên điều hòa mà người dùng chưa nắm được.
Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của AC&T để tìm hiểu các chế độ điều hòa thông dụng, tiết kiệm điện và tốt cho sức khỏe.
Top 10 chế độ điều hòa được sử dụng phổ biến nhất
Nắm bắt các biểu tượng chế độ điều hòa là cách giúp người dùng sử dụng sản phẩm tối ưu nhất. Dễ dàng nhận biết cũng như thao tác. Theo đó có 10 chế độ phổ biến nhất hiện nay gồm:
1. Chế độ Cool (làm mát)
Cool là chế độ có biểu tượng bông tuyết trên màn hình điều khiển điều hòa.
Đây là chế độ được nhiều người sử dụng nhất bởi khả năng làm mát nhanh chóng. Chế độ COOL hoạt động trên nguyên lí hút không khí nóng trong phòng vào trong dàn lạnh. Tại đây, không khí nóng sẽ được làm lạnh và thổi trả lại phòng để làm mát phòng theo nhiệt độ đã cài đặt.
Chế độ COOL giúp làm mát và duy trì nhiệt độ của căn phòng được ổn định với ngưỡng mà bạn chọn. Khi bật chế độ này thì quạt của điều hòa sẽ chạy liên tục, máy nén cũng được khởi động và chỉ tắt lúc cần thiết để duy trì nhiệt độ đã đặt. Chính vì vậy ở chế độ này điều hòa tiêu tốn khá nhiều điện năng và có độ ồn lớn.
Mẹo là hãy bật chế độ Cool khi bạn muốn làm lạnh nhanh chóng, sau khi phòng đã đạt được nhiệt độ bạn mong muốn hãy chuyển sang chế độ khác phù hợp để tiết kiệm điện và giảm tiếng ồn.

Biểu tượng bông tuyết chế độ Cool
Trên một số dòng điều hòa mới hiện nay thay thế chế độ COOL bằng 2 chế độ là JET MODE và HI MODE. Về bản chất, 2 chế độ này giống như chế độ Cool tuy nhiên sử dụng công suất lớn hơn nên sẽ làm máy nhanh hơn nhưng cũng tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
2. Chế độ Dry
Trên màn hình, chế độ DRY có biểu tượng hình giọt nước.
Chế độ khô (Dry) cũng giống như các chế độ trên điều khiển điều hòa khác có chức năng giảm độ ẩm trong phòng, làm không khí trở nên thoáng mát, thoải mái hơn so với không gian bên ngoài.
Chế độ này thường được sử dụng trong những thời tiết có độ âm cao. Do đó, chế độ này thích hợp trong mùa xuân và mùa mưa do thời điểm này nhiệt độ không đủ nóng để chạy chế độ mát nhưng độ ẩm lại cao.

Chế độ Dry trên điều hòa giọt nước
Với chế độ Dry, quạt và hệ thống điều hòa vẫn chạy nhưng không thổi ra không khí lạnh do độ ẩm đã được bay hơi nên không khí đi ra sẽ khô hơn. Nó hoạt động theo cơ chế hút độ ẩm không khí trong phòng chuyển ra môi trường.
Cần phân biệt 2 chế độ COOL và DRY. Chế độ DRY giúp làm mát bằng cách hút bớt độ ẩm trong phòng khiến không khí phòng khô hơn. Chính vi vậy, chỉ nên sử dụng chế độ DRY trong những ngày có không khí ẩm cao, nếu vào ngày thường sẽ gây khô da do thiếu độ ẩm.
3. Chế độ Fan (quạt gió)
Chế độ Fan là biểu tượng quạt gió 4 cánh ở trên màn hình điều khiển.
Chế độ quạt (Fan) thích hợp khi bạn không muốn làm mát nhưng muốn quạt chạy để lưu thông không khí trong phòng. Bởi vì khi bật chế độ này quạt sẽ hoạt động liên tục còn máy nén được tắt.
Bên cạnh đó, khi điều hòa ở chế độ quạt không khí sẽ chỉ lưu thông gió hạn chế, do đó nếu phòng của bạn có quạt trần thì hãy bật thiết bị lên để không khí lưu thông được thông suốt hơn.
Chế độ này thích hợp sử dụng trong những ngày mát mẻ, không cần làm mát. Tuy nhiên, không nên sử dụng chế độ quạt gió trong thời gian dài vì chức năng làm lạnh của nó kém, chỉ có chức năng điều hòa không khí. Ưu tiên sử dụng quạt trần hoặc quạt cây vì chế độ Fan của điều hòa sẽ tốn điện hơn rất nhiều.

Thao tác bật chế độ Fan trên điều khiển
4. AUTO
Chế độ AUTO có biểu tượng hình 3 mũi tên nối đuôi nhau tạo thành hình vòng tròn.
Đây là chế độ giúp tự động điều chỉnh mức độ ấm, mức nhiệt và sức gió của điều hòa dựa trên cảm biến thông minh, qua đó khiến người dùng có cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất.
5. Chế độ Fan Smart Mode – Energy Saver Mode
Trong các ký hiệu chế độ điều hòa, Energy Saver, Smart Fan Mode hay còn gọi là chế độ tiết kiệm điện năng và chế độ quạt thông minh. Khi muốn bật 2 chế độ này, bạn chỉ cần nhấn nút Eco.
Khi thiết lập chế độ này, nếu nhiệt độ giảm xuống thấp hơn nhiệt độ đã cài đặt, máy nén sẽ tắt nhưng các quạt sẽ bật và tắt mỗi 2 – 3 phút để kiểm tra nhiệt độ trong phòng. Ngược lại, nếu nhiệt độ tăng cao hơn nhiệt độ cài đặt, máy nén sẽ bật cùng với quạt. Chế độ này giúp giảm một phần năng lượng tiêu thụ của điều hòa nhưng nhược điểm là điều hòa sẽ được bật – tắt liên tục.

Chế độ Fan Smart Mode, Energy Saver Mode
6. Chế độ Sleep hoặc Night
Đây là chế độ vận hành ban đêm chỉ hoạt động cùng chế độ làm mát (Cool) nhằm giúp điều hòa tăng hoặc giảm dần nhiệt độ thích hợp trong thời gian bạn ngủ, đồng thời giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ hiệu quả.
Khi nhấn nút Sleep, sau mỗi một giờ nhiệt độ đã cài đặt sẽ tăng lên 1 độ C, đến khi tăng được 2 độ C sẽ được giữ nguyên. Điều này giúp bạn có một giấc ngủ thoải mái hơn, vì trong giấc ngủ thì sự trao đổi chất trong cơ thể giảm xuống, do đó yêu cầu làm mát cũng giảm.
Trong chế độ sưởi, nếu bạn bật chế độ Sleep thì sau mỗi một giờ nhiệt độ sẽ giảm đi 1 độ C so với nhiệt độ cài đặt, điều hòa tự động chọn tốc độ quạt là “Auto”. Trong giờ kế tiếp, nhiệt độ tiếp tục giảm thêm 1 độ C và sẽ giữ nguyên, nhờ vậy, phòng sẽ không quá nóng và cũng không ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, máy lạnh sẽ tự dùng hoạt động khi hoạt động sau 10 giờ ở chế độ Sleep.

Chế độ Sleep hoặc Night
7. Fan Speed (Thiết lập tốc độ quạt)
Nút “Fan Speed” cho phép người dùng thiết lập tốc độ quạt với các lựa chọn là Auto (tự động), Low, Medium, High. Khi chọn “Auto”, điều hòa tự động chọn chương trình cài đặt sẵn thích hợp với nhiệt độ ngoài phòng và nhiệt độ hiện tại trong phòng.
Với các chế độ ở điều hòa còn lại, quạt càng lớn thì điện năng tiêu tốn càng nhiều, máy lạnh càng ồn và không khí sẽ khô hơn. Vì vậy, nếu muốn tiết kiệm điện thì bạn nên bật quạt điều hòa ở chế độ thấp nhất, kèm theo đó là một chiếc quạt phụ bên ngoài thay vì chỉ bật quạt điều hòa.

Chế độ Fan Speed (Thiết lập tốc độ quạt)
8. Chế độ cài đặt giờ (Clock) – Hẹn giờ (On Timer hoặc Time on/Time off)
Khi muốn thiết lập chế độ Clock, các số 0:00 ở góc phía dưới bên phải màn hình sẽ hiện lên và nhấp nháy. Bạn chỉ cần nhấn nút tiến hoặc lùi để đặt thời gian hiện hành.
Trong các ký hiệu các chế độ điều hòa, Clock rất tiện ích để bật tắt điều hòa vào ban đêm, qua đó giúp người dùng có có được giấc ngủ ngon và sâu. Bên cạnh đó, điều hòa sẽ tự tắt khi không cần thiết, nhờ vậy tránh lãng phí điện năng và tiền bạc.

Chế độ cài đặt giờ (Clock) – Hẹn giờ (On Timer hoặc Time on/Time off)
9. Chế độ Swing (đảo gió)
Chức năng Swing giúp thay đổi vị trí cánh đảo gió trên dàn lạnh của điều hòa, qua đó điều chỉnh hướng gió thổi và giúp nhiệt độ trong căn phòng ngang bằng nhau.

Thiết lập chế độ Swing (đảo gió)
Xem thêm: Điều hòa không mát: Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản
4 chức năng, các chế độ của máy lạnh thông dụng khác
Ngoài các chế độ điều hòa phía trên, hiện nay máy lạnh cũng được trang bị nhiều tính năng và tiện ích khác như:
1. Chức năng Scavenging
Đây là chức năng lọc sạch mùi trong không khí, có biểu tượng ngôi nhà trên điều khiển, khi sử dụng sẽ giúp giảm mùi hôi, ẩm mốc khó chịu trong không khí cũng như hỗ trợ hạ nhiệt, làm lạnh căn phòng nhanh chóng hơn.
2. Chức năng X-Fan
Trong các biểu tượng điều hòa, bạn sẽ thấy một biểu tượng hình quạt 4 cánh đó chính là X-Fan. Khi bật chức năng này, quạt gió vẫn chạy trong vòng 10 phút sau khi tắt điều hòa nhằm hỗ trợ sấy khô dàn lạnh, giúp cho điều hòa bền bỉ hơn và gia tăng tuổi thọ của máy.
3. Chức năng bảo vệ sức khỏe
Chức năng này có Hình cây thông trên điều khiển. Khi thiết lập chức năng này, điều hòa sẽ giải phóng ion giúp tìm và lọc sạch bụi bẩn, vi khuẩn cùng các mầm bệnh trong không khí và giữ chúng lại trong màng lọc, trả lại cho người dùng bầu không khí trong lành.
4. Chức năng tự cảnh báo của điều hòa
Khi trên remote xuất hiện biểu tượng giọt nước, người dùng cần chủ động trong việc vệ sinh điều hòa, đặc biệt là các tấm lọc gió vì đa số các điều hòa sau sau 300 giờ sử dụng cần được vệ sinh máy.

Chế độ AUTO
Nên cài đặt các chế độ của điều hòa nào tốt nhất?
- Để hút ẩm không khí trong những ngày nồm, mưa phùn, mưa nhiều ngày các chế độ điều hòa như (Dry) sẽ rất thích hợp để làm khô không khí.
- Với những ngày nắng nóng, nếu bạn muốn làm lạnh nhanh hơn các chế độ điều hòa như Cool tối ưu hơn cả. Bởi đây là chế độ làm mát chủ yếu của máy lạnh.
- Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên chọn điều hòa ở chế độ Dry thay vì chế độ Cool để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng chế độ Dry trong thời gian ngắn vì chế độ này dễ gây khô da, mất nước.
- Muốn không khí thông thoáng, bạn có thể bật điều hòa ở chế độ quạt (Fan). Tuy nhiên, không nên sử dụng chế độ này trong thời gian dài vì sẽ gây tốn điện hơn so với dùng quạt để bàn hoặc quạt trần.

Nên cài đặt điều hòa ở chế độ nào là tốt nhất?
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về các chế độ điều hòa thông dụng, tốt cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này của Điều hòa AC&T bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích cũng như hiểu rõ hơn về các tiện ích, chức năng trên remote điều hòa.