9 bước để bảo dưỡng điều hòa tại nhà, không cần gọi thợ
Bảo dưỡng điều hòa là một việc vô cùng quan trọng và cần được lặp lại định kỳ trong quá trình sử dụng điều hòa. Hành động này nhằm đảm bảo điều hòa được hoạt động trong trạng thái tốt nhất, tiêu tốn ít điện năng nhất, kéo dài tối đa tuổi thọ của điều hòa,..
Vậy vì sao phải bảo dưỡng điều hòa? và các bước bảo dưỡng như thế nào? mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Tại sao phải bảo dưỡng điều hòa?
Chúng ta cần bảo dưỡng máy lạnh thường xuyên, định kỳ bởi 3 lý do cơ bản sau:
Giúp cho không khí được trong lành
Vệ sinh. bảo dưỡng điều hòa giúp không khí trong lành
Lý do đầu tiên khiến việc bảo dưỡng điều hòa cần được diễn ra thường xuyên đó là tác nhân bụi bẩn. Sau một khoảng thời gian sử dụng, bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí sẽ tích tụ trên bề mặt điều hòa và mắc kẹt trong tấm lọc. Không khí trao đổi đi qua tấm lọc mang theo bụi mịn và vi khuẩn, virus khiến cho không khí trong phòng bị ô nhiễm, dễ gây các bệnh về đường hô hấp cho người sử dụng.
Vì vậy, nếu bảo dưỡng điều hòa thường xuyên, không khí trong phòng sẽ trở nên trong lành, sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe hô hấp cho người dùng.
Tiết kiệm “tiền” điện mỗi tháng
Tiết kiệm chi phí tiền điện
Xuất phát từ nguyên nhân bụi bẩn bám đặc vào tấm lọc bên trong dàn lạnh, dẫn đến giảm khả năng trao đổi khí lạnh và không khí trong phòng, làm điều hòa phải hoạt động với công suất mạnh hơn mới đủ đáp ứng nhiệt độ mong muốn, dẫn đến tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
Chính vì vậy, vệ sinh bảo dưỡng máy điều hòa là một việc làm cần thiết nếu bạn muốn tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng tháng của gia đình mình.
Tăng được độ bền, khả năng làm mát của điều hòa
Đương nhiên rằng những chiếc điều hòa được bảo dưỡng thường xuyên, luôn trong trạng thái sạch sẽ, thông suốt ở mọi bộ phận thì khả năng làm mát sẽ tốt hơn, bền bỉ hơn là những chiếc điều hòa lâu ngày không được lau chùi, bảo dưỡng.
Có thể bạn quan tâm: Cách chỉnh điều hoà mát, tốt cho sức khỏe người sử dụng và tiết kiệm điện.
Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng điều hòa
Việc vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ sẽ giúp điều hòa hoạt động ổn định, ít bị hư hỏng nên sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí sửa chữa, bảo hành hàng tháng cho người sử dụng.
Một số dụng cụ dùng để bảo dưỡng điều hòa
Bạn có thể bảo dưỡng điều hòa bằng các dụng cụ như:
- Bơm tăng áp, Vòi xịt nước có áp suất cao, có thể làm sạch sâu ngóc ngách
- Bình xịt cỡ nhỏ (dạng bình xịt tưới cây)
- Dung dịch tẩy rửa
- Tuốc nơ vít, bút thử điện và các thiết bị dân dụng phổ biến khác.
- Khăn sạch hoặc giẻ lau
- Túi nilon cỡ lớn (có thể thay thế bằng áo mưa dùng 1 lần)
- Máy hút bụi (nếu có)
Bao lâu thì nên bảo dưỡng điều hòa một lần?
Với hộ gia đình, bạn nên vệ sinh điều hòa 3 tháng/ lần nếu thường xuyên mở điều hòa cả ngày và 6 tháng/lần nếu chỉ bật điều hòa dưới 6 tiếng mỗi ngày.
Với doanh nghiệp nhỏ, chủ doanh nghiệp nên vệ sinh 3 tháng/lần hoặc khoảng 1 – 2 tháng/lần nếu môi trường máy điều hòa hoạt động chứa nhiều bụi bẩn.
Riêng đối với các cơ sở sản xuất thì điều hòa cần được vệ sinh hàng tháng để đảm bảo có thể hoạt động 24/24 để phục vụ sản xuất.
Xem ngay: cách bật điều hoà nóng vừa phải, không làm khô da
Hướng dẫn cách bảo dưỡng điều hòa tại nhà
Để tự bảo dưỡng máy lạnh tại nhà, bạn có thể thực hiện các bước theo hướng dẫn sau đây:
1. Chạy thử máy để biết tình trạng điều hòa
Chạy thử để kiểm tra tình trạng hoạt động
Trước tiên, bạn nên chạy thử điều hòa để kiểm tra tình trạng hoạt động của điều hòa có ổn định và có mắc lỗi gì không.
2. Ngắt điện điều hòa
Lưu ý ngắt điện điều hòa và các thiết bị liên quan
Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình bảo dưỡng, bạn cần ngắt điện điều hòa và các thiết bị có liên quan trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào trên điều hòa.
3. Kiểm tra lại đường ống gas
Bạn cần kiểm tra bình chứa gas xem mức gas còn nhiều không và bổ sung ngay khi cần thiết. Bên cạnh đó là đường ống gas, bạn nên kiểm tra kỹ các mối nối, nếu đường ống gas bị thủng, nứt, đứt thì bạn nên thay mới để tránh tình trạng rò rỉ gas ra ngoài.
4. Kiểm tra lại hoạt động của máy lạnh
Để kiểm tra được toàn diện, bạn cần mở vỏ máy điều hòa để kiểm tra các linh kiện bên trong như mô tơ điện, tụ điện, máy bơm áp lực,… Nếu bất cứ chi tiết, bộ phận nào hỏng hóc, bạn cần nhanh chóng thay thế để điều hòa có thể hoạt động ổn định, tránh gây ảnh hưởng đến các linh kiện liên quan.
5. Vệ sinh dàn lạnh điều hòa
Vệ sinh dàn lạnh điều hòa
Một việc không thể quên và cần thực hiện thường xuyên đó là vệ sinh dàn lạnh. Khi vệ sinh dàn lạnh, bạn nên dùng khăn mềm, cọ mềm và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để lau chùi những mảng bụi bẩn bám ở mọi ngóc ngách trong và ngoài dàn lạnh.
Các bước vệ sinh cục lanh:
– Tháo và vệ sinh quạt đảo gió
– Tháo và vệ sinh lắp trước điều hòa
– Tháo và vệ sinh tấm lọc bụi
– Dùng khăn khô lau bo mạch và xung quanh dàn lạnh
– Dùng vòi xịt rửa bụi bẩn, nấm mốc
Lưu ý: KHÔNG được xịt nước trực tiếp vào khu vực chứa bo mạch của dàn lạnh điều hòa.
6. Vệ sinh lưới lọc không khí
Vệ sinh lọc bụi
Trước khi vệ sinh lưới lọc không khí, bạn cần tháo rời lưới lọc ra khỏi dàn lạnh. Sau đó dùng nước ẩm khoảng 30 độ C để rửa, trút bỏ bớt lượng bụi bẩn tích tụ và vi khuẩn mắc kẹt trên bề mặt lưới. Cuối cùng, bạn dùng khăn mềm ẩm để lau sạch nốt phần bụi bẩn còn sót lại.
7. Vệ sinh dàn nóng điều hòa
Vệ sinh dàn nóng điều hòa
Mặc dù được lắp đặt ngoài trời và có khả năng chống chọi thời tiết khắc nghiệt, tuy nhiên, cục nóng điều hòa cũng cần được quan tâm vệ sinh định kỳ để giúp điều hòa hoạt động hiệu quả nhất.
Trước tiên, bạn tháo nắp của dàn nóng, dùng vòi nước xịt theo dạng tia vào các khe, kẽ của dàn tản nhiệt để trôi sạch lớp bụi bẩn đã bám.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra xem dàn nóng có đang được che chắn cẩn thận hay không, dây tiếp đất còn nguyên vẹn không để sửa chữa, bổ sung kịp thời khi thiếu.
Các bước vệ sinh dàn nóng:
– Tháo và vệ sinh vỏ bảo vệ mặt trước
– Tháo và vệ sinh cánh quạt và các góc cạnh bên trong
– Vệ sinh mặt sau cục nóng
– Dùng vòi xịt rửa bụi bẩn, nấm mốc xung quanh cục nóng
– Dùng khăn khô lau cục nóng
Lưu ý: KHÔNG được xịt nước trực tiếp vào mạch điện của cục nóng.
8. Vệ sinh cánh quạt máy lạnh
Vệ sinh cánh quạt máy lạnh
Cánh quạt là bộ phận cực dễ bám bụi của điều hòa. Trước tiên, bạn cố định cánh quạt lại rồi dùng khăn, chổi cọ mềm và dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch lớp bụi bẩn, vi khuẩn bám trên cánh quạt.
Có thể bạn cần biết: Hướng dẫn cách hẹn giờ điều hòa tắt – bật tự động đơn giản trên remote
9. Kiểm tra lại toàn bộ và chạy thử máy
Cuối cùng, bạn lắp lại các bộ phận về đúng vị trí, kiểm tra dây điện, nguồn điện và cắm điện để để chắc chắn rằng điều hòa đã có thể hoạt động bình thường trở lại. Sau đó bật điều hòa cho chạy thử, kiểm tra tất cả các chế độ xem có hoạt động ổn định hay không. Nếu tất cả đều oke thì bạn đã hoàn thành xong các bước bảo dưỡng máy điều hòa tại nhà.
Bạn có thể xem video để trực quan hơn dưới đây:
Một số lưu ý khi bảo dưỡng điều hòa tại nhà
Khi sử dụng điều hòa, bạn nên chú ý đóng kín cửa phòng và tắt khi không có nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí điện năng.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý theo dõi những bất thường xuất hiện ở điều hòa nhà mình như âm thanh lạ, rò rỉ nước,… để phát hiện và sửa chữa kịp thời hỏng hóc.
Xem thêm: Top 5 app điều khiển điều hòa dễ sử dụng, miễn phí, được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Bảng giá bảo dưỡng điều hòa “rẻ nhất”
Dưới đây là bảng báo giá bảo dưỡng điều hòa tham khảo, mức giá có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, để được tư vấn và dự trù chi phí chính xác nhất, bạn hãy liên hệ hotline 0918.821.000 để được nhân viên Kỹ thuật của AC&T tư vấn nhanh nhất!
STT | Nội Dung | Đơn Vị | Số Lượng | Số Tiền |
1 | Bảo dưỡng, Vệ Sinh điều hòa cục bộ công suất 9.000Btu – 12.000Btu | Bộ | 01 | 190,000 VNĐ |
2 | Bảo dưỡng, Vệ Sinh điều hòa cục bộ công suất 9.000Btu – 12.000Btu | Bộ | Từ 3-5 Cái | 160,000 VNĐ |
3 | Bảo dưỡng, Vệ Sinh điều hòa cục bộ công suất 9.000Btu – 12.000Btu | Bộ | SL > 05 Cái | 135,000 VNĐ |
4 | Bảo dưỡng, Vệ Sinh điều hòa cục bộ công suất 18.000Btu – 24.000Btu | Bộ | 01 | 245,000 VNĐ |
5 | Bảo dưỡng điều hòa cục bộ công suất 18.000Btu – 24.000Btu | Bộ | Từ 3-5 Cái | 220,000 VNĐ |
6 | Vệ Sinh điều hòa cục bộ công suất 18.000Btu – 24.000Btu | Bộ | SL >05 Cái | 200,000 VNĐ |
7 | Bảo dưỡng điều hòa âm trần cassette công suất 12000Btu – 24000Btu | Bộ | SL 1-3 Cái | 300,000 VNĐ |
8 | Bảo dưỡng điều hòa âm trần cassette công suất 12000Btu – 24000Btu | Bộ | SL >3 Cái | 250,000 VNĐ |
9 | Vệ sinh cửa gió điều hòa âm trần ống gió | Cửa | 1 | 75,000 VNĐ |
10 | Vệ sinh điều hòa cây định kỳ | Bộ | 1 | 300,000 VNĐ |
11 | Vệ sinh, bảo dưỡng dàn lạnh treo tường điều hòa multi | Dàn | 1 | 150,000 VNĐ |
12 | Vệ sinh, bảo trì định kỳ dàn lạnh âm trần cassette điều hòa multi | Dàn | 1 | 200,000 VNĐ |
13 | Vệ sinh, bảo trì định kỳ dàn lạnh âm trần ống gió điều hòa multi | Dàn | 1 | 200,000 VNĐ |
14 | Vệ sinh, bảo trì dàn lạnh âm trần ống gió điều hòa trung tâm vrv – vrf | Dàn | 1 | 250,000 VNĐ |
15 | Vệ sinh, bảo dưỡng dàn nóng điều hòa multi | Bộ | 1 | 200,000 VNĐ |
16 | Vệ sinh, bảo dưỡng dàn nóng điều hòa trung tâm vrv – vrf | Bộ | 1 | 400,000 VNĐ |
17 | Bổ xung gas theo định mức | |||
18 | Bổ xung Gas R22 | PSI | 7,000 VNĐ | |
19 | Bổ xung Gas R410A | PSI | 7,000 VNĐ | |
20 | Bổ xung Gas R32 | PSI | 10,000 VNĐ | |
21 | Bổ sung gas toàn bộ điều hòa công suất 9000Btu | Máy | 1 | 650,000 VNĐ |
22 | Bổ sung gas toàn bộ điều hòa công suất 12000Btu | Máy | 1 | 800,000 VNĐ |
23 | Bổ sung gas toàn bộ điều hòa công suất 18000Btu | Máy | 1 | 1,050,000 VNĐ |
24 | Bổ sung gas toàn bộ điều hòa công suất 24000Btu | Máy | 1 | 1,150,000 VNĐ |
25 | Bổ sung gas toàn bộ điều hòa công suất trên 24000 BTU | Máy | 1 | 1,450,000 VNĐ |
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách bảo dưỡng điều hòa tại nhà mà kĩ thuật nhà AC&T đã gửi đến bạn. Hi vọng thông tin trên hữu ích cho bạn. Cảm ơn đã tham khảo bài viết.