Vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa âm trần: Lưới lọc, dàn nóng, dàn lạnh
Vệ sinh điều hòa âm trần định kỳ mang đến nhiều lợi ích như: giúp máy hoạt động tốt hơn, tiết kiệm điện năng, làm sạch và điều hòa không khí hiệu quả,…
Điều hòa âm trần được lắp đặt ở những nơi có không gian rộng như căn hộ, biệt thự, văn phòng, trường học,… Cũng giống như các dòng điều hòa khác, bạn cần vệ sinh điều hòa âm trần sau một thời gian sử dụng để đảm bảo hệ thống có thể hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, quy trình vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa âm trần như thế nào là hiệu quả nhất? Hãy cùng Điều hòa AC & T tìm hiểu trong bài viết bên dưới.
Tại sao cần bảo dưỡng điều hòa âm trần định kỳ?
Dưới đây là một số lý do bận nên bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa âm trần định kỳ:
- Cải thiện năng suất hoạt động của máy, giúp máy chạy ổn định và tiết kiệm điện năng hơn
- Đem lại luồng không khí trong lành, không bụi bẩn và phòng tránh các bệnh về đường hô hấp
- Tăng tuổi thọ của máy lạnh, giữ cho máy luôn như mới và khắc phục kịp thời nguy cơ khiến máy hư hỏng
- Phát hiện và có những biện pháp xử lý các sự cố, rủi ro như đoản mạch, ngắn mạch
- Tăng khả năng làm mát nhanh chóng, giảm áp lực cho máy, từ đó giảm đáng kể lượng điện năng tiêu thụ
- Góp phần bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, hạn chế mùi hôi khó chịu bốc ra từ máy lạnh và ngăn ngừa các điều kiện cho vi sinh vật, vi khuẩn sinh sôi nảy nở
Hướng dẫn cách vệ sinh điều hoà âm trần đúng kỹ thuật
Dưới đây là cách bảo dưỡng điều hòa âm trần mà AC&T đang áp dụng với tất cả các công trình điều hòa âm trần của mình. Mời quý khách hàng và bạn thợ tham khảo.
1. Chuẩn bị trước khi vệ sinh máy

Trước khi bắt đầu vệ sinh máy điều hòa âm trần bạn cần chuẩn bị:
- Các dụng cụ trước khi vệ sinh điều hòa âm trần bao gồm: Máy bơm nước, xô chậu, khăn lau, bạt, dụng cụ tua vít, mỏ lết, kìm, gas, ampe và máy sấy.
- Di chuyển những thiết bị, đồ dùng bên dưới dàn lạnh điều hòa âm trần để tránh nước và bụi bẩn rơi vào.
- Kiểm tra tình trạng vận hành của máy: Khả năng làm mát, độ ồn,…
- Ngắt nguồn điện của máy điều hòa âm trần
- Đảm bảo các thao tác không ảnh hưởng đến phần thạch cao trên trần nhà.
Tham khảo cách lắp điều hoà âm trần đúng kĩ thuật để không xảy ra sự cố khi tháo lắp vệ sinh, bảo dưỡng.
3. Vệ sinh lưới lọc điều hòa âm trần
Cách vệ sinh lưới lọc điều hòa âm trần khá đơn giản theo các bước như sau:
- Tháo lưới lọc tại miệng hút và miệng thổi của máy lạnh để vệ sinh. Bộ phận lưới học được gắn vào các hộp gió của miệng hút và miệng thổi của máy lạnh nên khá dễ tháo.
- Dùng bơm xịt rửa áp lực cao tiến hành rửa lưới lọc để loại bỏ hết bụi bẩn. Bụi bẩn bám vào lưới học chính là nguyên nhân khiến tình trạng gió hút và thổi của điều hòa bị yếu.
- Sử dụng khăn ướt và một chút xà phòng có tính tẩy nhẹ để vệ sinh mặt nạn điều hòa.
2. Vệ sinh dàn lạnh điều hòa âm trần

Vệ sinh dàn lạnh máy điều hòa âm trần
- Xả hết nước trong máng vào chậu
- Tháo mặt nạ ra vệ sinh sạch. Trong quá trình này, bạn nên để ốc vít cẩn thận tránh bị rơi mất và tháo lắp mặt nạ cẩn thận.
- Tháo bo mạch rồi dùng chổi vệ sinh, dùng máy sấy thổi sạch bụi bẩn và hong khô tránh ẩm ướt
- Treo bạt vào các góc dàn lạnh điều hòa âm trần rồi xịt rửa các bộ phận bên trong, sau đó dùng khăn lau và máy sấy hong khô các vị trí vừa xịt nước.
- Tháo bạt che, lau khô máy bơm nước và phần quạt dàn lạnh
Tiếp theo, bạn cần lắp lại dàn lạnh theo thứ tự sau: lắp máng nước ngưng – đấu nối lại dây điện – giắc cắm bo mạch – lưới lọc – lắp mặt nạ.
4. Vệ sinh dàn nóng máy điều hòa âm trần

Vệ sinh dàn nóng máy điều hòa âm trần
- Tháo mặt nạ dàn nóng ra trước
- Dùng xịt rửa quạt dàn nóng, dàn ngưng tụ, mặt nạ để đẩy bụi bẩn trong máy ra ngoài
- Rửa sạch phía bên ngoài của dàn nóng và dùng máy sấy hong khô các chi tiết cả trong lẫn ngoài dàn nóng.
- Sau đó lắp lại theo thứ tự
5. Nạp ga bổ sung (nếu đo thấy thiếu)

Kiểm tra và nạp gas điều hoà âm trần
Sau khi vệ sinh máy xong, kỹ thuật viên cần cho máy chạy và tiến hành kiểm tra đánh giá xem máy có hoạt động bình thường không? Ga có bị thiếu hụt không? (kiểm tra các thông số: nhiệt độ cửa gió thổi ra, độ ồn của máy…). Việc thiếu gas có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh, có thể gây ra chảy nước ở máy điều hòa…
Lưu ý: Nếu kỹ thuật viên cho rằng máy điều hòa âm trần thiếu gas thì bạn cần yêu cầu cung cấp chỉ số gas theo thông số máy và chỉ số gas hiện tại cũng như yêu cầu báo giá phần chi phí nạp gas.
Xem thêm: Điều hoà âm trần là gì? Có nên lắp điều hoà âm trần không?
Nên vệ sinh máy âm trần bao lâu 1 lần?
Để đảm bảo điều hòa âm trần luôn trong tình trạng tốt và hoạt động hết công suất, người dùng cần vệ sinh điều hòa định kỳ, cụ thể:
- Đối với điều hòa âm trần hoạt động thường xuyên, không gian hoạt động lớn: bạn nên vệ sinh từ 2-3 tháng/ lần
- Đối với điều hòa âm trần hoạt động ít, hoạt động trong những không gian nhỏ bạn nên vệ sinh từ 4-6 tháng/ lần
Bạn không nên chờ đến khi máy lạnh giảm công suất, xuất hiện vấn đề rồi mới tiến hành vệ sinh vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và tuổi thọ của sản phẩm.
Những lưu ý khi vệ sinh máy lạnh âm trần
- Trước khi vệ sinh điều hòa âm trần, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, bao gồm: máy xịt nước, thang xếp, khăn lau và dụng cụ để tháo ốc.
- Để đảm bảo an toàn, bạn nên ngắt điện (tốt nhất là tháo giắc cắm) trong khoảng 5 giờ, rồi mới tiến hành vệ sinh để đảm bảo không còn điện tích tụ bên trong
- Nếu điều hòa âm trần xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên tiến hành kiểm tra hư hỏng trước khi vệ sinh
- Mở nút xả nước trên máng, đặt một cái chậu bên dưới để hứng nước, sau đó tiến hành tháo máng nước ngưng
- Dùng vòi xịt nước xịt theo chiều của cánh tản nhiệt để tránh làm biến dạng hay gãy
- Sau khi bảo dưỡng máy lạnh âm trần, bạn cần kiểm tra xem bo mạch của thiết bị có bị ẩm ướt không, các dây điện bên trong, bên ngoài đã đúng vị trí chưa
- Khi tiến hành tháo các ốc vít bạn cần cất chúng đúng nơi để khâu lắp ráp trở lại không bị thiếu ốc
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy điều hòa âm trần đúng cách
Người dùng lưu ý, để điều hòa âm trần đạt được tuổi thọ và hiệu suất cao nhất, bạn phải tuân thủ các vấn đề sau:
– Sau khi tắt máy hoặc lúc đang dùng mà mất điện, bạn không nên mở máy lại ngay lập tức để tránh gây ra sự mất thăng bằng áp lực, dẫn đến máy không hoạt động, dòng điện tải lên lớn làm cháy cầu chì hoặc nhảy áp tô mát. Thay vào đó, bạn nên đợi 2 phút sau rồi mới bật lại điều hòa.
– Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng cầu chì và áp tô mát của máy điều hòa theo ghi chú của nhà sản xuất.
– Thường xuyên kiểm tra các mạch điện để đảm bảo chúng luôn trong trình trạng khô ráo, không ẩm ướt hay rò điện.
– Hệ thống làm lạnh là bộ phận rất quan trọng trong điều hòa âm trần, do đó bạn nên bảo vệ và kiểm tra chúng thường xuyên để tránh tình trạng rò rỉ gas.
– Ngoài vệ sinh điều hòa âm trần định kỳ, bạn cần chú ý các âm thanh lạ mà điều hòa phát ra như tiếng lạch cạch,…
– Thường xuyên dùng chổi lông mềm quét bên ngoài điều hòa để chúng không tích bụi bẩn, tra dầu mỡ ổ trục quạt gió 1 lần/ năm.
– Đảm bảo các bộ phận như phích cắm và ổ điện luôn trong tình trạng chắc chắn, không lỏng lẻo.
Đọc thêm:
Báo giá giá bảo dưỡng điều hoà âm trần
Tại AC&T có mức giá bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa âm trần như sau:
Loại máy theo công suất | Mức giá |
Công suất 9.000 – 28.000 BTU | 400.000đ/máy |
Công suất 30.00 – 50.000 BTU | 500.000đ/máy |
(báo giá vệ sinh máy lạnh âm trần phía trên chưa bao gồm VAT và chi phí nạp Gas )
Trên đây là tất cả những chia sẻ của Điều hòa AC&T về cách bảo dưỡng điều hòa âm trần đúng chuẩn kĩ thuật. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã có thêm nhiều các kiến thức bổ ích về dòng điều hòa này và biết cách vệ sinh, bảo dưỡng chúng đúng cách. Cần hỗ trợ kĩ thuật hãy liên hệ với chúng tôi miễn phí,